Samanta

Sự kiện 2: Thiền trong giải tỏa căng thẳng tâm lý

Thông tin sự kiện

Thời gian: 14h đến 17h30 CHỦ NHẬT ngày 15 tháng 6 năm 2014
Địa điểm: Hội trường Công ty CP Truyền thông VMG – Tầng 7, Tòa nhà Viễn Đông – số 36, Hoàng Cầu

(bãi gửi ô tô, xe máy ngay tại sân của Tòa nhà)

Bản đồ đường đi: Ở ĐÂY hoặc bấm vào ảnh dưới để xem:

ban_do_su_kien_2

Đăng ký

Đăng ký trực tuyến hoặc

copy và paste link sau vào trình duyệt của bạn: https://docs.google.com/forms/d/1WcZ9hlWsHQRzEkpI19YPFIbBSzK-OzNau-6Ob7mPsPg/viewform

Cập nhật thông tin thường xuyên về sự kiện tại facebook “Sự kiện Samanta” https://www.facebook.com/samanta.sukien

Giới thiệu

Căng thẳng tâm lý là một vấn đề phổ biến trong thời đại của chúng ta. Không chỉ có những con người gặp bất hạnh trong cuộc sống như thất nghiệp, phá sản, thất tình, đau ốm … mà ngay cả những người được coi là bình thường trong xã hội cũng có nhiều căng thẳng, lo toan như học trò lo thi cử, áp lực công việc, người lớn lo cho con cháu. Thậm chí,những người được xã hội đánh giá là thành đạt, có địa vị, quyền lực cũng gặp nhiều lo toan căng thẳng trong công việc và quan hệ xã hội … Căng thẳng tâm lý không chỉ phá hoại hạnh phúc, làm giảm hiệu quả công việc mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và là nguyên nhân gián tiếp phát sinh nhiều căn bệnh nan y.

Để đối phó với stress, có nhiều phương pháp khác nhau, trong đó Thiền vẫn là phương pháp hiệu quả và được nhắc đến nhiều nhất. Với mong muốn giúp mọi người có thể hiểu (giác ngộ) và giải quyết (giải thoát) được vấn đề căng thẳng tâm lý, chúng tôi đã chọn đề tài “Thiền trong giải tỏa căng thẳng tâm lý” cho sự kiện thứ hai của chuỗi sự kiện “Đạo Phật với Cuộc sống”.

Phương pháp Thiền trình bày trong chương trình này là phương pháp của Jon Kabat-Zinn. Ông là giáo sư y khoa người Mỹ gốc Do Thái và có theo học với nhiều thiền sư đạo Phật trong đó người có ảnh hưởng nhất đến ông trong việc đưa ra phương pháp này là thiền sư Nhất Hạnh. Phương pháp sử dụng việc duy trì chánh niệm trên cơ thể và cảm xúc để sống tỉnh thức trọn vẹn với mỗi kinh nghiệm đang là. Nó được kết hợp với Hatha Yoga làm buông xả các căng thẳng trên thân và tâm. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách trong đó có cuốn “Wherever You Go, There You Are” đã được Nguyễn Duy Nhiên dịch ra tiếng Việt với tiêu đề: “Nơi ấy cũng là bây giờ và ở đây”. http://www.budsas.org/uni/u-baygio/00.htm.
Giới thiệu về Jon Kabat Zinn: http://en.wikipedia.org/wiki/Jon_Kabat-Zinn

Đôi nét về diễn giả

Diễn giả của chương trình là sư cô Pháp Hỷ (Dhammananda). Năm 1994, sư cô tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm ở Nha Trang và xuất gia với sư bà Diệu Niệm, chùa Cần Linh, thành phố Vinh, Nghệ An, thuộc thiền phái Lâm Tế đời 42, với pháp danh Nguyên Hương. Năm 1997, sư cô gia nhập truyền thống Nguyên thủy và tu tập dưới sự hướng dẫn của Hòa thượng Viên Minh và Trưởng lão Hộ Pháp chùa Bửu Long, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1998, sư cô được gửi đi du học tại Myanmar cùng với 8 vị huynh đệ tại chùa Bửu Long. Sư cô Pháp Hỷ đã tu học tại trường International Theravada Buddhist Missionary University, đã tốt nghiệp Diploma và cử nhân Phật học tại trường này vào năm 2002. Cũng trong thời gian học này, sư cô đã theo các khóa thiền định và thiền tuệ tại các thiền viện ở Myanmar. Hai vị thiền sư đặc biệt để lại dấu ấn nơi pháp hành của sư cô Pháp Hỷ là ngài Shwe Oo Min và đệ tử ngài là Thiền sư U. Tejaniya tại trung tâm thiền Dhammasukha centre (nay là thiền viện Shwe Oo Min).

Đầu năm 2003, sư cô sang Sri Lanka tu học và thọ giới Tỳ kheo Ni tại cố đô Anuradhapura của xứ Tích Lan. Sư cô vẫn tiếp tục học Phật học và hệ truyền thừa qua ngôn ngữ Pali tại Học viện nghiên cứu sinh thuộc trường đại học Kelaniya. Sư cô đã tốt nghiệp cao học (2004) và tiến sĩ Phật học & ngôn ngữ Pali tại University ò Kelaniya, Sri Lanka vào năm 2008. Sau khi tốt nghiệp, sư cô đã được Hội Tăng Già Úc châu (ASA) mời sang hoằng pháp tại Úc (2008 -2012). Thời gian gần đây sư cô hoằng pháp và làm Phật sự tại thiền đường Bồ Đề, Tp Honolulu, Hawaii, Mỹ.

Ảnh giới thiệu về sư cô Pháp Hỷ

su_co_Phap_Hy

 

Nội dung

Chương trình sẽ tập trung vào các nội dung chính như sau:
  • Căng thẳng tâm lý trong cuộc sống con người
  • Giới thiệu phương pháp Chánh niệm để giải tỏa căng thẳng (Mindfulness-based stress reduction)
  • Giới thiệu các bài thực hành cụ thể