Samanta

 

Hiện nay nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng Đạo Phật đang tăng lên. Tuy nhiên, Phật học là cả một rừng kinh điển rộng lớn, với nghĩa lý sâu xa và nhiều danh từ chuyên môn, và tồn tại xen lẫn với các tư tưởng khác (một điều không thể tránh khỏi khi Đạo Phật tồn tại và phát triển qua thời gian dài trong nhiều nền văn hóa khác nhau).

Nhằm giúp Cộng đồng có được những giá trị thiết thực từ nguồn văn hóa quí báu của nhân loại đặc biệt là Đạo Phật Nguyên thủy và Y học cổ truyền, bên cạnh việc tổ chức định kỳ các chủ đề ứng dụng Đạo Phật, văn hóa dưỡng sinh vào cuộc sống và công việc trong chuỗi sự kiện “Đạo Phật với Cuộc sống”, chúng tôi muốn tận dụng công nghệ thông tin (Internet, computer) để xây dựng một thư viện cộng đồng tương đối đầy đủ để phục vụ bạn đọc. Đây không phải là một thư viện tổng hợp bao quát hết các khía cạnh và trường phái đạo Phật mà chỉ là tập hợp các nguồn tư liệu sách, tạp chí và các nguồn tư liệu hữu ích khác nhằm giúp bạn đọc có thể nhanh chóng tìm thấy những giá trị phù hợp và ứng dụng thành công vào cuộc sống, công việc của mình.

Các tài liệu chúng tôi giới thiệu có thể tạm chia thành các loại như sau:

  1. Phật Pháp cơ bản: Trong phần này chúng tôi sẽ cố gắng giới thiệu bao quát các tác phẩm hay, quan trọng của các tác giả đương thời và hiện có tác phẩm ở Việt Nam để độc giả có thể nắm vững những kiến thức cơ bản của Phật giáo Nguyên thủy. Các tác giả chủ yếu bao gồm: các thiền sư mà pháp hành của họ được giới thiệu trong phần Thiền học và các tác giả chuyên viết về Phật Pháp cơ bản như sư Hộ Pháp và các trưởng lão Srilanka: HT Narada, HT K. Sri. Dhammananda, HT Payidassi. 
  2. Thiền học: Trong phần này, chúng tôi giới thiệu về thiền Vipassana qua ba truyền thống chính là Mahasi  Sayadaw (Mahasi Sayadaw, U Pandita, U Silananda, HT Kim Triệu, Sujiva …); Thiền trong rừng Thái Lan (AjahChah, Ajahn Brahm, Thanissaro …); kết hợp giữa hai truyền thống trên (Joseph Goldstein và Jack Kornfield) và Huyền Không (HT Viên Minh) và một vài tác phẩm đặc sắc của một số thiền sư đương đại khác như : Henepola Gunaratana, Ayya Khema  …
  3. Văn học Pāi: Tam Tạng thánh điển Pali (bản gốc, bản dịch tiếng Việt của HT Minh Châu, bản dịch của sư Indacanda (sư Chánh Thân), bản dịch một số ngôn ngữ khác nhất là tiếng Anh và đặc biệt kèm theo là phần mềm đọc Tam Tạng, các hướng dẫn về tra cứu kinh điển, từ điển Pali-Việt, font chữ …
  4. Lịch sử Phật giáo (Phật sử)
  5. Tinh văn: Đây là sẽ phần chọn lọc những đoạn trích hay tác phẩm hay của các truyền thống, hệ tư tưởng khác như Phật giáo Đại thừa, Lão Tử, Nho giáo ….
  6. Câu hỏi thường gặp