KINH TRUNG BỘ
HT Thích Minh Châu dịch
Cư sĩ Tuệ Kiến Nguyễn Anh Tú hiệu chỉnh (chỉnh sửa lỗi chính tả, thêm dấu cho các từ Pāḷi, đánh lại Pháp số, bổ sung các trích đoạn lặp lại (thường hay bị lược bớt và đánh dấu bằng dấu …) …)
- Kinh Nhất Dạ Hiền-giả
(Bhaddekarattasutta)
- Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn ở Sāvatthī (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà lâm), tại tịnh-xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc).
Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: “Này các Tỷ-kheo”. – “Thưa vâng, bạch Thế Tôn”. Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
- – Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết giảng cho các ông: ‘Nhứt Dạ Hiền-giả’ (Bhaddekaratta), tổng thuyết và biệt thuyết. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ thuyết giảng.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn-giảng như sau:
- Quá khứ không truy tìm,
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến.
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây,
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy, nên tu tập.
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết.
Trú như vậy nhiệt tâm,
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là truy tìm quá khứ? Vị ấy nghĩ: “Như vậy là sắc của tôi trong quá khứ”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Như vậy là thọ của tôi trong quá khứ”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Như vậy là tưởng của tôi trong quá khứ”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Như vậy là hành của tôi trong quá khứ”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Như vậy, là thức của tôi trong quá khứ”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là truy tìm quá khứ.
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là không truy tìm quá khứ? Vị ấy nghĩ: “Như vậy là sắc của tôi trong quá khứ”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Như vậy là thọ của tôi trong quá khứ”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Như vậy là tưởng của tôi trong quá khứ”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Như vậy là hành của tôi trong quá khứ”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Như vậy là thức của tôi trong quá khứ”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là không truy tìm quá khứ.
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào ước vọng trong tương lai? Vị ấy nghĩ: “Mong rằng như vậy sẽ là sắc của tôi trong tương lai”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Mong rằng như vậy sẽ là thọ của tôi trong tương lai”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Mong rằng như vậy là tưởng của tôi trong tương lai”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Mong rằng như vậy là hành của tôi trong tương lai”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Mong rằng như vậy là thức của tôi trong tương lai”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là ước vọng trong tương lai.
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là không ước vọng trong tương lai? Vị ấy nghĩ: “Mong rằng như vậy sẽ là sắc của tôi trong tương lai”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Mong rằng như vậy sẽ là thọ của tôi trong tương lai”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Mong rằng như vậy sẽ là tưởng của tôi trong tương lai”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Mong rằng như vậy sẽ là hành của tôi trong tương lai”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Mong rằng như vậy sẽ là thức của tôi trong tương lai”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là không ước vọng trong tương lai.
- Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có kẻ vô văn phàm phu không đi đến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh; không đi đến các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân; quán sắc là tự ngã, hay quán tự ngã là có sắc, hay quán sắc là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong sắc; hay vị ấy quán thọ là tự ngã, hay quán tự ngã là có thọ, hay quán thọ là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong thọ; hay vị ấy quán tưởng là tự ngã, hay quán tự ngã là có tưởng, hay vị ấy quán tưởng là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong tưởng; hay vị ấy quán hành là tự ngã, hay vị ấy quán tự ngã là có hành, hay vị ấy quán hành là trong tự ngã, hay vị ấy quán tự ngã là trong hành; hay vị ấy quán thức là tự ngã, hay quán tự ngã là có thức, hay quán thức là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong thức. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
- Và này các Tỷ-kheo, thế nào là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị Ða văn Thánh đệ tử đi đến các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, đi đến các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân. Vị này không quán sắc là tự ngã, không quán tự ngã là có sắc, không quán sắc trong tự ngã, không quán tự ngã trong sắc; không quán thọ là tự ngã, không quán tự ngã là có thọ, không quán thọ là trong tự ngã, không quán tự ngã trong thọ; không quán tưởng là tự ngã, không quán tự ngã là có tưởng, không quán tưởng là trong tự ngã, không quán tự ngã trong tưởng; không quán hành là tự ngã, không quán tự ngã là có hành, không quán hành là trong tự ngã, không quán tự ngã trong hành; không quán thức là tự ngã, không quán tự ngã là có thức, không quán thức trong tự ngã, không quán tự ngã trong thức. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
- Quá khứ không truy tìm,
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến.
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây,
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy, nên tu tập.
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết.
Trú như vậy nhiệt tâm,
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
- Khi ta nói: “Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các ông: ‘Nhứt Dạ Hiền-giả’, tổng thuyết và biệt thuyết”, chính duyên ở đây mà nói vậy.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn.
- Kinh A-nan Nhất Dạ Hiền-giả
(Ānandabhaddekarattasutta)
- Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn ở Sāvatthī (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà lâm), tại tịnh-xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc).
- Lúc bấy giờ, Tôn-giả Ānanda (A-nan) tại hội trường, thuyết thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các Tỷ-kheo với bài thuyết pháp. Tôn-giả giảng Nhứt Dạ Hiền-giả, tổng thuyết và biệt thuyết. Rồi Thế Tôn vào buổi chiều, từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy đi đến hội trường, sau khi đến, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
– Này các Tỷ-kheo, ai tại hội trường đã thuyết thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các Tỷ-kheo với bài thuyết pháp. Ai đã giảng Nhứt Dạ Hiền-giả, tổng thuyết và biệt thuyết?
– Bạch Thế Tôn, Tôn-giả Ānanda tại hội trường đã thuyết thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các Tỷ-kheo với bài thuyết pháp. Tôn-giả đã giảng Nhứt Dạ Hiền-giả, tổng thuyết và biệt thuyết.
Rồi Thế Tôn bảo Tôn-giả Ānanda:
– Nhưng như thế nào, này Ānanda, ông đã thuyết thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các Tỷ-kheo với bài thuyết pháp? Ông có phải đã giảng Nhứt Dạ Hiền-giả, tổng thuyết và biệt thuyết?
- – Ðúng vậy, bạch Thế Tôn, con đã thuyết thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các Tỷ-kheo với bài thuyết pháp. Con đã giảng Nhứt Dạ Hiền-giả, tổng thuyết và biệt thuyết:
Quá khứ không truy tìm,
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến.
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây,
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy, nên tu tập.
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết.
Trú như vậy nhiệt tâm,
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
- Và này các Hiền-giả, thế nào là truy tìm quá khứ? Vị ấy nghĩ: “Như vậy là sắc của tôi trong quá khứ”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Như vậy là thọ của tôi trong quá khứ”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Như vậy là tưởng của tôi trong quá khứ”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Như vậy là hành của tôi trong quá khứ”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Như vậy, là thức của tôi trong quá khứ”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Hiền-giả, là truy tìm quá khứ.
- Và này các Hiền-giả, thế nào là không truy tìm quá khứ? Vị ấy nghĩ: “Như vậy là sắc của tôi trong quá khứ”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Như vậy là thọ của tôi trong quá khứ”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Như vậy là tưởng của tôi trong quá khứ”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Như vậy là hành của tôi trong quá khứ”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Như vậy là thức của tôi trong quá khứ”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Hiền-giả, là không truy tìm quá khứ.
- Và này các Hiền-giả, thế nào ước vọng trong tương lai? Vị ấy nghĩ: “Mong rằng như vậy sẽ là sắc của tôi trong tương lai”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Mong rằng như vậy sẽ là thọ của tôi trong tương lai”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Mong rằng như vậy là tưởng của tôi trong tương lai”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Mong rằng như vậy là hành của tôi trong tương lai”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Mong rằng như vậy là thức của tôi trong tương lai”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Hiền-giả, là ước vọng trong tương lai.
- Và này các Hiền-giả, thế nào là không ước vọng trong tương lai? Vị ấy nghĩ: “Mong rằng như vậy sẽ là sắc của tôi trong tương lai”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Mong rằng như vậy sẽ là thọ của tôi trong tương lai”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Mong rằng như vậy sẽ là tưởng của tôi trong tương lai”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Mong rằng như vậy sẽ là hành của tôi trong tương lai”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Mong rằng như vậy sẽ là thức của tôi trong tương lai”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Hiền-giả, là không ước vọng trong tương lai.
- Và này các Hiền-giả, như thế nào là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Ở đây, này các Hiền-giả, có kẻ vô văn phàm phu không đi đến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh; không đi đến các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân; quán sắc là tự ngã, hay quán tự ngã là có sắc, hay quán sắc là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong sắc; hay vị ấy quán thọ là tự ngã, hay quán tự ngã là có thọ, hay quán thọ là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong thọ; hay vị ấy quán tưởng là tự ngã, hay quán tự ngã là có tưởng, hay vị ấy quán tưởng là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong tưởng; hay vị ấy quán hành là tự ngã, hay vị ấy quán tự ngã là có hành, hay vị ấy quán hành là trong tự ngã, hay vị ấy quán tự ngã là trong hành; hay vị ấy quán thức là tự ngã, hay quán tự ngã là có thức, hay quán thức là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong thức. Như vậy, này các Hiền-giả, là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
- Và này các Hiền-giả, thế nào là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Ở đây, này các Hiền-giả, có vị Ða văn Thánh đệ tử đi đến các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, đi đến các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân. Vị này không quán sắc là tự ngã, không quán tự ngã là có sắc, không quán sắc trong tự ngã, không quán tự ngã trong sắc; không quán thọ là tự ngã, không quán tự ngã là có thọ, không quán thọ là trong tự ngã, không quán tự ngã trong thọ; không quán tưởng là tự ngã, không quán tự ngã là có tưởng, không quán tưởng là trong tự ngã, không quán tự ngã trong tưởng; không quán hành là tự ngã, không quán tự ngã là có hành, không quán hành là trong tự ngã, không quán tự ngã trong hành; không quán thức là tự ngã, không quán tự ngã là có thức, không quán thức trong tự ngã, không quán tự ngã trong thức. Như vậy, này các Hiền-giả, là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
- Quá khứ không truy tìm,
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến.
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây,
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy, nên tu tập.
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết.
Trú như vậy nhiệt tâm,
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
- Như vậy, bạch Thế Tôn, con đã thuyết thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các Tỷ-kheo. Con đã giảng Nhứt Dạ Hiền-giả, tổng thuyết và biệt thuyết.
– Lành thay, lành thay, này Ānanda! Lành thay, này Ānanda! Ông đã thuyết thị, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ các Tỷ-kheo với bài thuyết pháp. Ông đã giảng Nhứt Dạ Hiền-giả, tổng thuyết và biệt thuyết.
- Quá khứ không truy tìm,
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến.
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây,
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy, nên tu tập.
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết.
Trú như vậy nhiệt tâm,
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
- – Và này Ānanda, thế nào là truy tìm quá khứ? Vị ấy nghĩ: “Như vậy là sắc của tôi trong quá khứ”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Như vậy là thọ của tôi trong quá khứ”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Như vậy là tưởng của tôi trong quá khứ”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Như vậy là hành của tôi trong quá khứ”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Như vậy, là thức của tôi trong quá khứ”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này Ānanda, là truy tìm quá khứ.
- Và này Ānanda, thế nào là không truy tìm quá khứ? Vị ấy nghĩ: “Như vậy là sắc của tôi trong quá khứ”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Như vậy là thọ của tôi trong quá khứ”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Như vậy là tưởng của tôi trong quá khứ”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Như vậy là hành của tôi trong quá khứ”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Như vậy là thức của tôi trong quá khứ”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này Ānanda, là không truy tìm quá khứ.
- Và này Ānanda, thế nào ước vọng trong tương lai? Vị ấy nghĩ: “Mong rằng như vậy sẽ là sắc của tôi trong tương lai”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Mong rằng như vậy sẽ là thọ của tôi trong tương lai”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Mong rằng như vậy là tưởng của tôi trong tương lai”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Mong rằng như vậy là hành của tôi trong tương lai”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Mong rằng như vậy là thức của tôi trong tương lai”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này Ānanda, là ước vọng trong tương lai.
- Và này Ānanda, thế nào là không ước vọng trong tương lai? Vị ấy nghĩ: “Mong rằng như vậy sẽ là sắc của tôi trong tương lai”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Mong rằng như vậy sẽ là thọ của tôi trong tương lai”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Mong rằng như vậy sẽ là tưởng của tôi trong tương lai”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Mong rằng như vậy sẽ là hành của tôi trong tương lai”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Mong rằng như vậy sẽ là thức của tôi trong tương lai”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này Ānanda, là không ước vọng trong tương lai.
- Và này Ānanda, như thế nào là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Ở đây, này Ānanda, có kẻ vô văn phàm phu không đi đến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh; không đi đến các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân; quán sắc là tự ngã, hay quán tự ngã là có sắc, hay quán sắc là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong sắc; hay vị ấy quán thọ là tự ngã, hay quán tự ngã là có thọ, hay quán thọ là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong thọ; hay vị ấy quán tưởng là tự ngã, hay quán tự ngã là có tưởng, hay vị ấy quán tưởng là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong tưởng; hay vị ấy quán hành là tự ngã, hay vị ấy quán tự ngã là có hành, hay vị ấy quán hành là trong tự ngã, hay vị ấy quán tự ngã là trong hành; hay vị ấy quán thức là tự ngã, hay quán tự ngã là có thức, hay quán thức là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong thức. Như vậy, này Ānanda, là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
- Và này Ānanda, thế nào là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Ở đây, này Ānanda, có vị Ða văn Thánh đệ tử đi đến các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, đi đến các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân. Vị này không quán sắc là tự ngã, không quán tự ngã là có sắc, không quán sắc trong tự ngã, không quán tự ngã trong sắc; không quán thọ là tự ngã, không quán tự ngã là có thọ, không quán thọ là trong tự ngã, không quán tự ngã trong thọ; không quán tưởng là tự ngã, không quán tự ngã là có tưởng, không quán tưởng là trong tự ngã, không quán tự ngã trong tưởng; không quán hành là tự ngã, không quán tự ngã là có hành, không quán hành là trong tự ngã, không quán tự ngã trong hành; không quán thức là tự ngã, không quán tự ngã là có thức, không quán thức trong tự ngã, không quán tự ngã trong thức. Như vậy, này Ānanda, là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
- Quá khứ không truy tìm,
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến.
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây,
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy, nên tu tập.
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết.
Trú như vậy nhiệt tâm,
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn-giả Ānanda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
- Kinh Ðại Ca-chiên-diên
Nhất Dạ Hiền-giả
(Mahākaccānabhaddekarattasutta)
- Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn trú ở Rājagaha (Vương Xá), tại tịnh-xá Tapoda (suối nước nóng).
- Lúc bấy giờ, Tôn-giả Samiddhi, thức dậy vừa lúc bình minh đi đến Tapoda để tắm rửa tay chân. Tắm rửa tay chân ở Tapoda xong, sau khi lên khỏi nước, vị ấy đứng mặc một y để tay chân cho khô. Rồi sau khi đêm vừa mãn, một Thiên thần, chói sáng với dung sắc thù thắng cả vùng Tapoda, đi đến Tôn-giả Samiddhi, sau khi đến, liền đứng một bên. Ðứng một bên, Thiên Thần ấy thưa Tôn-giả Samiddhi:
– Này Tỷ-kheo, ngài có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền-giả không?
– Này Hiền-giả, tôi không có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền-giả. Nhưng này Hiền-giả, Hiền-giả có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền-giả không?
– Này Tỷ-kheo, tôi cũng không có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền-giả. Nhưng này Tỷ-kheo, ngài có thọ trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền-giả không?
– Này Hiền-giả, tôi không có thọ trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền-giả. Nhưng này Hiền-giả, Hiền-giả có thọ trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền-giả không?
– Này Tỷ-kheo, tôi không có thọ trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền-giả. Này Tỷ-kheo, hãy học tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền-giả. Này Tỷ-kheo, hãy học cho thuần thục tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền-giả. Này Tỷ-kheo, hãy thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền-giả. Vì rằng, này Tỷ-kheo, tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền-giả là liên hệ đến mục đích và căn bản của Phạm hạnh.
Thiên thần ấy nói như vậy. Sau khi nói vậy, vị ấy biến mất ở đấy.
- Rồi Tôn-giả Samiddhi sau khi đêm ấy đã mãn, liền đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn-giả Samiddhi bạch Thế Tôn:
– Ở đây, bạch Thế Tôn, con thức dậy vừa lúc bình mình, đi đến Tapoda để tắm rửa tay chân. Tắm rửa tay chân ở Tapoda xong, sau khi lên khỏi nước, con đứng mặc một y để tay chân cho khô. Rồi bạch Thế Tôn, sau khi đêm vừa mãn, một Thiên thần, chói sáng với dung sắc thù thắng cả vùng Tapoda, đi đến con, sau khi đến, liền đứng một bên. Ðứng một bên, Thiên Thần ấy nói với con:
– Này Tỷ-kheo, ngài có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền-giả không?
– Này Hiền-giả, tôi không có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền-giả. Nhưng này Hiền-giả, Hiền-giả có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền-giả không?
– Này Tỷ-kheo, tôi cũng không có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền-giả. Nhưng này Tỷ-kheo, ngài có thọ trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền-giả không?
– Này Hiền-giả, tôi không có thọ trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền-giả. Nhưng này Hiền-giả, Hiền-giả có thọ trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền-giả không?
– Này Tỷ-kheo, tôi không có thọ trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền-giả. Này Tỷ-kheo, hãy học tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền-giả. Này Tỷ-kheo, hãy học cho thuần thục tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền-giả. Này Tỷ-kheo, hãy thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền-giả. Vì rằng, này Tỷ-kheo, tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền-giả là liên hệ đến mục đích và căn bản của Phạm hạnh.
Thiên thần ấy nói như vậy. Sau khi nói vậy, vị ấy biến mất ở đấy. Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết giảng cho con tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền-giả!
- – Vậy này Tỷ-kheo, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Tôn-giả Samiddhi vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
- Quá khứ không truy tìm,
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến.
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây,
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy, nên tu tập.
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết.
Trú như vậy nhiệt tâm,
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
- Thế Tôn nói như vậy. Sau khi nói như vậy, Thiện Thệ từ chỗ ngồi đứng dậy và đi vào tịnh-xá,
- Rồi các Tỷ-kheo ấy, sau khi Thế Tôn đi không bao lâu, liền suy nghĩ: “Này chư Hiền, Thế Tôn sau khi thuyết giảng phần tổng thuyết một cách vắn tắt cho chúng ta, không giải nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy và đi vào tịnh-xá:
Quá khứ không truy tìm,
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến.
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây,
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy, nên tu tập.
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết.
Trú như vậy nhiệt tâm,
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
Nay không biết ai có thể giải nghĩa một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng rãi?”
Rồi các Tỷ-kheo ấy suy nghĩ như sau: “Tôn-giả Mahākaccāna (Ðại Ca-chiên-diên) này đã được Thế Tôn tán thán và được các đồng Phạm hạnh có trí kính trọng; Tôn-giả Mahākaccāna có thể giải nghĩa một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng rãi. Vậy chúng ta hãy đến Tôn-giả Mahākaccāna, sau khi đến chúng ta hãy hỏi Tôn-giả Mahākaccāna về ý nghĩa này”.
- Rồi các Tỷ-kheo ấy đi đến Tôn-giả Mahākaccāna, sau khi đến nói lên với Tôn-giả Mahākaccāna những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy thưa với Tôn-giả Mahākaccāna:
– Thưa Hiền-giả Kaccāna, Thế Tôn sau khi đọc tổng thuyết này, không giải thích ý nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy và đi vào tịnh-xá:
Quá khứ không truy tìm,
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến.
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây,
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy, nên tu tập.
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết.
Trú như vậy nhiệt tâm,
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
Nay không biết ai có thể giải nghĩa một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng rãi?
Rồi này Hiền-giả Kaccāna, chúng tôi suy nghĩ như sau: “Tôn-giả Mahākaccāna này đã được Thế Tôn tán thán và được các đồng Phạm hạnh có trí kính trọng; Tôn-giả Mahākaccāna có thể giải nghĩa một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng rãi. Vậy chúng ta hãy đến Tôn-giả Mahākaccāna, sau khi đến chúng ta hãy hỏi Tôn-giả Mahākaccāna về ý nghĩa này”. Tôn-giả Mahākaccāna hãy giải thích cho (chúng tôi).
- – Này chư Hiền, ví như một người cần thiết lõi cây, tìm cầu lõi cây, đang đi tìm cầu lõi cây, đứng trước một cây lớn có lõi cây. Người ấy bỏ rễ, bỏ thân cây, nghĩ rằng lõi cây cần phải tìm trong các nhánh cây, lá cây. Cũng vậy, là việc làm của chư Tôn-giả. Chư Tôn-giả đứng trước mặt Thế Tôn, chư Tôn-giả lại vượt qua Thế Tôn, và nghĩ rằng cần phải hỏi tôi về ý nghĩa này. Nhưng này chư Hiền, Thế Tôn biết những gì cần biết, thấy những gì cần thấy, bậc có mắt, bậc Trí giả, bậc Pháp giả, bậc Phạm thiên, bậc Thuyết giả, bậc Tuyên thuyết giả, bậc dẫn đến mục đích, bậc đem cho bất tử, bậc Pháp chủ, bậc Như Lai. Nay đã đến thời, chư Hiền hãy đến hỏi Thế Tôn về ý nghĩa này. Thế Tôn-giải thích cho chư Hiền như thế nào, chư Hiền hãy như vậy thọ trì.
- – Thưa Hiền-giả Kaccāna, chắc chắn Thế Tôn biết những gì cần biết, thấy những gì cần thấy, bậc có mắt, bậc Trí giả, bậc Pháp giả, bậc Phạm thiên, bậc Thuyết giả, bậc Tuyên thuyết giả, bậc dẫn đến mục đích, bậc đem cho bất tử, bậc Pháp chủ, bậc Như Lai. Nay đã đến thời chúng tôi đến hỏi Thế Tôn về ý nghĩa này. Thế Tôn-giải thích cho chúng tôi như thế nào, chúng tôi sẽ như vậy thọ trì. Nhưng Tôn-giả Mahākaccāna được Thế Tôn tán thán, được các vị đồng Phạm hạnh kính trọng. Tôn-giả Mahākaccāna có thể giải thích một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần chỉ được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng rãi. Mong Tôn-giả Mahākaccāna giải thích cho (chúng tôi), nếu Tôn-giả không cảm thấy phiền phức.
- – Vậy chư Hiền, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, tôi sẽ nói.
– Thưa vâng, Hiền-giả.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn-giả Mahākaccāna. Tôn-giả Mahākaccāna nói như sau:
- – Này Hiền-giả, phần tổng thuyết Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy và đã đi vào trong tịnh-xá:
Quá khứ không truy tìm,
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến.
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây,
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy, nên tu tập.
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết.
Trú như vậy nhiệt tâm,
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
Về phần tổng thuyết này chỉ được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng rãi, này chư Hiền, tôi hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như sau:
- Này chư Hiền, thế nào là truy tìm quá khứ?
“Mắt của tôi trong thời quá khứ là như vậy, các sắc pháp là như vậy”, và thức ở đây bị dục và ái trói chặt. Vì thức bị dục và ái trói chặt, vị ấy hân hoan trong ấy. Vì hân hoan trong ấy, vị ấy truy tìm quá khứ.
“Tai của tôi trong quá khứ là như vậy, các tiếng là như vậy”, và thức ở đây bị dục và ái trói chặt. Vì thức bị dục và ái trói chặt, vị ấy hân hoan trong ấy. Vì hân hoan trong ấy, vị ấy truy tìm quá khứ.
“Mũi của tôi trong quá khứ là như vậy, các hương là như vậy”, và thức ở đây bị dục và ái trói chặt. Vì thức bị dục và ái trói chặt, vị ấy hân hoan trong ấy. Vì hân hoan trong ấy, vị ấy truy tìm quá khứ.
“Lưỡi của tôi trong quá khứ là như vậy, các vị là như vậy”, và thức ở đây bị dục và ái trói chặt. Vì thức bị dục và ái trói chặt, vị ấy hân hoan trong ấy. Vì hân hoan trong ấy, vị ấy truy tìm quá khứ.
“Thân của tôi trong quá khứ là như vậy, các xúc là như vậy”, và thức ở đây bị dục và ái trói chặt. Vì thức bị dục và ái trói chặt, vị ấy hân hoan trong ấy. Vì hân hoan trong ấy, vị ấy truy tìm quá khứ.
“Ý của tôi trong quá khứ là như vậy, các pháp là như vậy”, và thức ở đây, bị dục và ái trói chặt. Vì rằng thức bị dục và ái trói chặt, vị ấy hân hoan trong ấy. Vì hân hoan trong ấy, vị ấy truy tìm quá khứ.
Như vậy, này chư Hiền, là truy tìm quá khứ.
- Và này chư Hiền, thế nào là không truy tìm quá khứ?
“Mắt của tôi trong thời quá khứ là như vậy, các sắc pháp là như vậy”, và thức ở đây không bị dục và ái trói chặt. Vì thức không bị dục và ái trói chặt, vị ấy không hân hoan trong ấy. Vì không hân hoan trong ấy, vị ấy không truy tìm quá khứ.
“Tai của tôi trong quá khứ là như vậy, các tiếng là như vậy”, và thức ở đây không bị dục và ái trói chặt. Vì thức không bị dục và ái trói chặt, vị ấy không hân hoan trong ấy. Vì không hân hoan trong ấy, vị ấy không truy tìm quá khứ.
“Mũi của tôi trong quá khứ là như vậy, các hương là như vậy”, và thức ở đây không bị dục và ái trói chặt. Vì thức không bị dục và ái trói chặt, vị ấy không hân hoan trong ấy. Vì không hân hoan trong ấy, vị ấy không truy tìm quá khứ.
“Lưỡi của tôi trong quá khứ là như vậy, các vị là như vậy”, và thức ở đây không bị dục và ái trói chặt. Vì thức không bị dục và ái trói chặt, vị ấy không hân hoan trong ấy. Vì không hân hoan trong ấy, vị ấy không truy tìm quá khứ.
“Thân của tôi trong quá khứ là như vậy, các xúc là như vậy”, và thức ở đây không bị dục và ái trói chặt. Vì thức không bị dục và ái trói chặt, vị ấy không hân hoan trong ấy. Vì không hân hoan trong ấy, vị ấy không truy tìm quá khứ.
“Ý của tôi trong quá khứ là như vậy, các pháp là như vậy”, và thức ở đây không bị dục và ái trói chặt. Vì thức không bị dục và ái trói chặt, vị ấy không hân hoan trong ấy. Vì không hân hoan trong ấy, vị ấy không truy tìm quá khứ.
Như vậy, này chư Hiền, là không truy tìm quá khứ.
- Và này chư Hiền, thế nào là ước vọng tương lai?
“Mong rằng mắt của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các sắc pháp là như vậy”, và vị ấy hướng tâm lấy cho được cái gì chưa được. Vì duyên hướng tâm như vậy, vị ấy hân hoan trong ấy. Do hân hoan trong ấy, vị ấy ước vọng tương lai.
“Mong rằng tai của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các tiếng là như vậy”, và vị ấy hướng tâm lấy cho được cái gì chưa được. Vì duyên hướng tâm như vậy, vị ấy hân hoan trong ấy. Do hân hoan trong ấy, vị ấy ước vọng tương lai.
“Mong rằng mũi của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các hương là như vậy”, và vị ấy hướng tâm lấy cho được cái gì chưa được. Vì duyên hướng tâm như vậy, vị ấy hân hoan trong ấy. Do hân hoan trong ấy, vị ấy ước vọng tương lai.
“Mong rằng lưỡi của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các vị là như vậy”, và vị ấy hướng tâm lấy cho được cái gì chưa được. Vì duyên hướng tâm như vậy, vị ấy hân hoan trong ấy. Do hân hoan trong ấy, vị ấy ước vọng tương lai.
“Mong rằng thân của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các xúc là như vậy”, và vị ấy hướng tâm lấy cho được cái gì chưa được. Vì duyên hướng tâm như vậy, vị ấy hân hoan trong ấy. Do hân hoan trong ấy, vị ấy ước vọng tương lai.
“Mong rằng ý của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các pháp là như vậy”, và vị ấy hướng tâm lấy cho được cái gì chưa được. Vì duyên hướng tâm như vậy, vị ấy hân hoan trong ấy. Do hân hoan trong ấy, vị ấy ước vọng tương lai.
Như vậy, này chư Hiền, là ước vọng tương lai.
- Và này chư Hiền, thế nào là không ước vọng tương lai? “Mong rằng mắt của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các sắc pháp là như vậy”, vị ấy không hướng tâm lấy cho được cái gì chưa được. Do duyên không hướng tâm, vị ấy không hân hoan trong ấy, vị ấy không có ước vọng tương lai.
“Mong rằng tai của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các tiếng là như vậy”, vị ấy không hướng tâm lấy cho được cái gì chưa được. Do duyên không hướng tâm, vị ấy không hân hoan trong ấy, vị ấy không có ước vọng tương lai.
“Mong rằng mũi của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các hương là như vậy”, vị ấy không hướng tâm lấy cho được cái gì chưa được. Do duyên không hướng tâm, vị ấy không hân hoan trong ấy, vị ấy không có ước vọng tương lai.
“Mong rằng lưỡi của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các vị là như vậy”, vị ấy không hướng tâm lấy cho được cái gì chưa được. Do duyên không hướng tâm, vị ấy không hân hoan trong ấy, vị ấy không có ước vọng tương lai.
“Mong rằng thân của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các xúc là như vậy”, vị ấy không hướng tâm lấy cho được cái gì chưa được. Do duyên không hướng tâm, vị ấy không hân hoan trong ấy, vị ấy không có ước vọng tương lai.
“Mong rằng ý của tôi trong tương lai sẽ là như vậy, các pháp là như vậy”, vị ấy không hướng tâm lấy cho được cái gì chưa được. Do duyên không hướng tâm, vị ấy không hân hoan trong ấy. Do không hân hoan trong ấy, vị ấy không có ước vọng tương lai.
Như vậy, này chư Hiền, là không ước vọng tương lai.
- Và này chư Hiền, thế nào là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại?
Này chư Hiền, nếu mắt và các sắc pháp, cả hai đều có mặt trong hiện tại này, và thức của vị ấy bị dục và ái trói chặt cũng trong hiện tại này. Vì thức của vị ấy bị dục và ái trói chặt, vị ấy hân hoan trong ấy. Do hân hoan trong ấy, vị ấy bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
Này chư Hiền, nếu tai và các tiếng, cả hai đều có mặt trong hiện tại này, và thức của vị ấy bị dục và ái trói chặt cũng trong hiện tại này. Vì thức của vị ấy bị dục và ái trói chặt, vị ấy hân hoan trong ấy. Do hân hoan trong ấy, vị ấy bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
Này chư Hiền, nếu mũi và các hương, cả hai đều có mặt trong hiện tại này, và thức của vị ấy bị dục và ái trói chặt cũng trong hiện tại này. Vì thức của vị ấy bị dục và ái trói chặt, vị ấy hân hoan trong ấy. Do hân hoan trong ấy, vị ấy bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
Này chư Hiền, nếu lưỡi và các vị, cả hai đều có mặt trong hiện tại này, và thức của vị ấy bị dục và ái trói chặt cũng trong hiện tại này. Vì thức của vị ấy bị dục và ái trói chặt, vị ấy hân hoan trong ấy. Do hân hoan trong ấy, vị ấy bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
Này chư Hiền, nếu thân và các xúc, cả hai đều có mặt trong hiện tại này, và thức của vị ấy bị dục và ái trói chặt cũng trong hiện tại này. Vì thức của vị ấy bị dục và ái trói chặt, vị ấy hân hoan trong ấy. Do hân hoan trong ấy, vị ấy bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
Này chư Hiền nếu ý và các pháp, cả hai đều có mặt trong hiện tại này, và thức của vị ấy bị dục và ái trói chặt cũng trong hiện tại này. Vì thức của vị ấy bị dục và ái trói chặt, vị ấy hân hoan trong ấy. Do hân hoan trong ấy, vị ấy bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
Như vậy, này chư Hiền, là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
- Và này chư Hiền, thế nào là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại?
Này chư Hiền, nếu mắt và các sắc pháp, cả hai đều có mặt trong hiện tại này, và thức của vị ấy không bị dục và ái trói chặt cũng trong hiện tại này. Vì thức của vị ấy không bị dục và ái trói chặt, vị ấy không hân hoan trong ấy. Do không hân hoan trong ấy, vị ấy không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
Này chư Hiền, nếu tai và các tiếng, cả hai đều có mặt trong hiện tại này, và thức của vị ấy không bị dục và ái trói chặt cũng trong hiện tại này. Vì thức của vị ấy không bị dục và ái trói chặt, vị ấy không hân hoan trong ấy. Do không hân hoan trong ấy, vị ấy không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
Này chư Hiền, nếu mũi và các hương, cả hai đều có mặt trong hiện tại này, và thức của vị ấy không bị dục và ái trói chặt cũng trong hiện tại này. Vì thức của vị ấy không bị dục và ái trói chặt, vị ấy không hân hoan trong ấy. Do không hân hoan trong ấy, vị ấy không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
Này chư Hiền, nếu lưỡi và các vị, cả hai đều có mặt trong hiện tại này, và thức của vị ấy không bị dục và ái trói chặt cũng trong hiện tại này. Vì thức của vị ấy không bị dục và ái trói chặt, vị ấy không hân hoan trong ấy. Do không hân hoan trong ấy, vị ấy không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
Này chư Hiền, nếu thân và các xúc, cả hai đều có mặt trong hiện tại này, và thức của vị ấy không bị dục và ái trói chặt cũng trong hiện tại này. Vì thức của vị ấy không bị dục và ái trói chặt, vị ấy không hân hoan trong ấy. Do không hân hoan trong ấy, vị ấy không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
Này chư Hiền, nếu ý và các pháp, cả hai đều có mặt trong hiện tại này, và thức của vị ấy không bị dục và ái trói chặt cũng trong hiện tại này. Vì thức của vị ấy không bị dục và ái trói chặt, vị ấy không hân hoan trong ấy. Do không hân hoan trong ấy, vị ấy không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
Như vậy, này chư Hiền là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
- Này chư Hiền, phần tổng thuyết Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy và đã đi vào trong tịnh-xá:
Quá khứ không truy tìm,
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến.
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây,
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy, nên tu tập.
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết.
Trú như vậy nhiệt tâm,
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
Phần tổng thuyết này, này chư Hiền, được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng rãi; này chư Hiền, tôi hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy. Và nếu chư Tôn-giả muốn, hãy đi đến Thế Tôn và hỏi ý nghĩa này. Thế Tôn-giải thích các Tôn-giả như thế nào, hãy như vậy thọ trì.
- Rồi các Tỷ-kheo ấy, sau khi hoan hỷ tín thọ lời Tôn-giả Mahākaccāna giảng, từ chỗ ngồi đứng dậy đi đến Thế Tôn; sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, Thế Tôn sau khi đọc phần tổng thuyết một cách vắn tắt cho chúng con, không giải nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy, và đi vào tịnh-xá:
Quá khứ không truy tìm,
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến.
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây,
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy, nên tu tập.
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết.
Trú như vậy nhiệt tâm,
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
Bạch Thế Tôn, sau khi Thế Tôn đi không bao lâu, chúng con suy nghĩ như sau: “Thế Tôn sau khi đọc phần tổng thuyết một cách vắn tắt cho chúng con, không giải nghĩa một cách rộng rãi, và đã đi vào tịnh-xá:
Quá khứ không truy tìm,
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến.
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây,
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy, nên tu tập.
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết.
Trú như vậy nhiệt tâm,
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
Nay không biết ai có thể giải nghĩa một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn đọc lên một cách vắn tắt, không được giải nghĩa một cách rộng rãi”.
Rồi bạch Thế Tôn, chúng con suy nghĩ như sau: “Tôn-giả Mahākaccāna này đã được Thế Tôn tán thán và được các đồng Phạm hạnh có trí kính trọng; Tôn-giả Mahākaccāna có thể giải nghĩa một cách rộng rãi tổng thuyết này, phần này chỉ được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không giải nghĩa một cách rộng rãi. Vậy chúng ta hãy đến Tôn-giả Mahākaccāna, sau khi đến chúng ta hãy hỏi Tôn-giả Mahākaccāna về ý nghĩa này”.
Rồi bạch Thế Tôn, chúng con đi đến Tôn-giả Mahākaccāna, sau khi đến, chúng con hỏi Tôn-giả Mahākaccāna về ý nghĩa này. Ý nghĩa của những chữ ấy đã được Tôn-giả Mahākaccāna giải thích cho chúng con với những phương pháp này, các những câu này, với những chữ này.
- – Này các Tỷ-kheo, Mahākaccāna là bậc Hiền trí. Này các Tỷ-kheo, Mahākaccāna là bậc Ðại trí tuệ. Này các Tỷ-kheo, nếu các ông hỏi Ta về ý nghĩa này, Ta cũng giải thích cho các ông như vậy, như Mahākaccāna đã giải thích. Thật sự ý nghĩa ấy là vậy, và các ông hãy thọ trì như vậy.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.
- Kinh Lomasakaṅgiya
Nhất Dạ Hiền-giả
(Lomasakaṅgiyabhaddekarattasutta)
- Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn trú ở Sāvatthī (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tịnh-xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc).
- Lúc bấy giờ, Tôn-giả Lomasakaṅgiya trú ở giữa dòng họ Sakya (Thích-ca), tại Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), ở tịnh-xá Nigrodha (Ni-câu-luật viên). Rồi Thiên tử Candana sau khi đêm vừa mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng cả vùng tịnh-xá Nigrodha, đi đến Tôn-giả Lomasakaṅgiya, sau khi đến liền đứng một bên. Ðứng một bên, Thiên tử Candana thưa với Tôn-giả Lomasakaṅgiya:
– Này Tỷ-kheo, ngài có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền-giả không?
– Này Hiền-giả, tôi không thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền-giả. Này Hiền-giả, Hiền-giả có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền-giả không?
– Này Tỷ-kheo, tôi cũng không thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền-giả. Nhưng này Tỷ-kheo, ngài có thọ trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền-giả không?
– Này Hiền-giả, tôi không thọ trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền-giả. Này Hiền-giả, Hiền-giả có thọ trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền-giả không?
– Này Tỷ-kheo, tôi có thọ trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền-giả.
– Này Hiền-giả, Hiền-giả thọ trì như thế nào bài kệ về Nhứt Dạ Hiền-giả?
– Một thời, này Tỷ-kheo, Thế Tôn trú giữa chư Thiên Tam thập tam thiên, dưới cây Pāricchattaka (Trú-độ thọ hay là cây san hô), trên hòn đá Paṇḍukambala (Vô-cấu-bạch thạch – hòn đá làm ngai của vua trời Sakka – người hiệu đính). Tại đấy, Thế Tôn đọc lên tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền-giả cho chư Thiên ở Tam thập tam thiên:
- Quá khứ không truy tìm,
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến.
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây,
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy, nên tu tập.
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết.
Trú như vậy nhiệt tâm,
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
Này Tỷ-kheo, tôi thọ trì về bài kệ Nhứt Dạ Hiền-giả như vậy. Này Tỷ-kheo, hãy học tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền-giả. Này Tỷ-kheo, hãy học cho thuần thục tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền-giả. Này Tỷ-kheo, hãy thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền-giả. Vì rằng này Tỷ-kheo, tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền-giả liên hệ đến mục đích, là căn bản của Phạm hạnh.
(Thiên tử Candana nói như vậy. Sau khi nói vậy, vị ấy biến mất tại chỗ đấy. – người hiệu đính)
- Rồi Tôn-giả Lomasakaṅgiya, sau khi đêm ấy đã mãn, dọn dẹp sàng tọa, lấy y áo và lên đường đi đến Sāvatthī. Tuần tự du hành, Tôn-giả đi đến Sāvatthī, Jetavana, tịnh-xá ông Anāthapiṇḍika, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn-giả Lomasakaṅgiya bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, một thời con trú giữa dòng họ Sakya, tại Kapilavatthu, tịnh-xá ông Anāthapiṇḍika. Rồi bạch Thế Tôn, một Thiên tử, sau khi đêm vừa mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng cả vùng tịnh-xá Nigrodha, đến con và đứng một bên. Ðứng một bên, bạch Thế Tôn, Thiên tử ấy thưa với con:
“- Này Tỷ-kheo, ngài có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền-giả không?”
Ðược hỏi vậy, bạch Thế Tôn, con nói với Thiên tử ấy:
“- Này Hiền-giả, tôi không thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền-giả. Này Hiền-giả, Hiền-giả có thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền-giả không?”
“- Này Tỷ-kheo, tôi cũng không thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền-giả. Nhưng này Tỷ-kheo, ngài có thọ trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền-giả không?”
“- Này Hiền-giả, tôi không thọ trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền-giả. Này Hiền-giả, Hiền-giả có thọ trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền-giả không?”
“- Này Tỷ-kheo, tôi có thọ trì bài kệ về Nhứt Dạ Hiền-giả”.
“- Này Hiền-giả, Hiền-giả thọ trì như thế nào bài kệ về Nhứt Dạ Hiền-giả?”
“- Một thời, này Tỷ-kheo, Thế Tôn trú giữa chư Thiên Tam thập tam thiên, dưới cây Pāricchattaka, trên hòn đá Paṇḍukambala. Tại đấy, Thế Tôn đọc lên tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền-giả cho chư Thiên ở Tam thập tam thiên:
Quá khứ không truy tìm,
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến.
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây,
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy, nên tu tập.
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết.
Trú như vậy nhiệt tâm,
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
Này Tỷ-kheo, tôi thọ trì về bài kệ Nhứt Dạ Hiền-giả như vậy. Này Tỷ-kheo, hãy học tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền-giả. Này Tỷ-kheo, hãy học cho thuần thục tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền-giả. Này Tỷ-kheo, hãy thọ trì tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền-giả. Vì rằng này Tỷ-kheo, tổng thuyết và biệt thuyết về Nhứt Dạ Hiền-giả liên hệ đến mục đích, là căn bản của Phạm hạnh”.
Bạch Thế Tôn, Thiên tử ấy nói như vậy. Nói như vậy xong, vị ấy biến mất tại đấy. Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn-giảng cho con tổng thuyết và biệt thuyết về bài kệ Nhứt Dạ Hiền-giả.
- – Này Tỷ-kheo, ông có biết Thiên tử ấy không?
– Bạch Thế Tôn, con không biết Thiên tử ấy.
– Này Tỷ-kheo, Thiên tử ấy tên là Candana. Này Tỷ-kheo, Candana là Thiên tử, sau khi chú tâm, sau khi tác ý, sau khi tập trung nội tâm, lóng tai nghe pháp. Vậy này Tỷ-kheo, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn, Tôn-giả Lomasakaṅgiya vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
- Quá khứ không truy tìm,
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến.
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây,
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy, nên tu tập.
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết.
Trú như vậy nhiệt tâm,
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
- Và này Tỷ-kheo, thế nào là truy tìm quá khứ? Vị ấy nghĩ: “Như vậy là sắc của tôi trong quá khứ”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Như vậy là thọ của tôi trong quá khứ”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Như vậy là tưởng của tôi trong quá khứ”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Như vậy là hành của tôi trong quá khứ”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Như vậy, là thức của tôi trong quá khứ”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này Tỷ-kheo, là truy tìm quá khứ.
- Và này Tỷ-kheo, thế nào là không truy tìm quá khứ? Vị ấy nghĩ: “Như vậy là sắc của tôi trong quá khứ”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Như vậy là thọ của tôi trong quá khứ”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Như vậy là tưởng của tôi trong quá khứ”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Như vậy là hành của tôi trong quá khứ”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Như vậy là thức của tôi trong quá khứ”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này Tỷ-kheo, là không truy tìm quá khứ.
- Và này Tỷ-kheo, thế nào ước vọng trong tương lai? Vị ấy nghĩ: “Mong rằng như vậy sẽ là sắc của tôi trong tương lai”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Mong rằng như vậy sẽ là thọ của tôi trong tương lai”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Mong rằng như vậy là tưởng của tôi trong tương lai”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Mong rằng như vậy là hành của tôi trong tương lai”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Mong rằng như vậy là thức của tôi trong tương lai”, và truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này Tỷ-kheo, là ước vọng trong tương lai.
- Và này Tỷ-kheo, thế nào là không ước vọng trong tương lai? Vị ấy nghĩ: “Mong rằng như vậy sẽ là sắc của tôi trong tương lai”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Mong rằng như vậy sẽ là thọ của tôi trong tương lai”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Mong rằng như vậy sẽ là tưởng của tôi trong tương lai”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Mong rằng như vậy sẽ là hành của tôi trong tương lai”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. “Mong rằng như vậy sẽ là thức của tôi trong tương lai”, và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này Tỷ-kheo, là không ước vọng trong tương lai.
- Và này Tỷ-kheo, như thế nào là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Ở đây, này Tỷ-kheo, có kẻ vô văn phàm phu không đi đến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh; không đi đến các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân; quán sắc là tự ngã, hay quán tự ngã là có sắc, hay quán sắc là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong sắc; hay vị ấy quán thọ là tự ngã, hay quán tự ngã là có thọ, hay quán thọ là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong thọ; hay vị ấy quán tưởng là tự ngã, hay quán tự ngã là có tưởng, hay vị ấy quán tưởng là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong tưởng; hay vị ấy quán hành là tự ngã, hay vị ấy quán tự ngã là có hành, hay vị ấy quán hành là trong tự ngã, hay vị ấy quán tự ngã là trong hành; hay vị ấy quán thức là tự ngã, hay quán tự ngã là có thức, hay quán thức là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong thức. Như vậy, này Tỷ-kheo, là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
- Và này Tỷ-kheo, thế nào là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Ở đây, này Tỷ-kheo, có vị Ða văn Thánh đệ tử đi đến các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, đi đến các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân. Vị này không quán sắc là tự ngã, không quán tự ngã là có sắc, không quán sắc trong tự ngã, không quán tự ngã trong sắc; không quán thọ là tự ngã, không quán tự ngã là có thọ, không quán thọ là trong tự ngã, không quán tự ngã trong thọ; không quán tưởng là tự ngã, không quán tự ngã là có tưởng, không quán tưởng là trong tự ngã, không quán tự ngã trong tưởng; không quán hành là tự ngã, không quán tự ngã là có hành, không quán hành là trong tự ngã, không quán tự ngã trong hành; không quán thức là tự ngã, không quán tự ngã là có thức, không quán thức trong tự ngã, không quán tự ngã trong thức. Như vậy, này Tỷ-kheo, là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.
- Quá khứ không truy tìm,
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến.
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây,
Không động, không rung chuyển,
Biết vậy, nên tu tập.
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết.
Trú như vậy nhiệt tâm,
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn-giả Lomasakaṅgiya hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.