TINH HOA VĂN HÓA DƯỠNG SINH
CHƯƠNG III: PHÉP DÙNG THUỐC
1. DÙNG THUỐC TRỊ BỆNH, BỆNH TĂNG THÌ DỪNG
Uống thuốc cần thận trọng: thuốc uống không hợp bệnh, người bệnh uống rồi không thấy tổn hại lộ ra, vì vậy, người làm bác sĩ ngày một đông. Thực ra, thuốc không trị đúng bệnh, hại ngấm ngầm bên trong, người bệnh không hay, bác sĩ cũng không biết để tự răn mình. Nói chung, có bệnh, không uống thuốc, để nó tự khỏi là tốt nhất. Bệnh nặng mới cần mời bác sĩ. Có câu rằng: trị bệnh không thuốc mà khỏi, đó là bác sĩ giỏi. Việc uống thuốc của người già càng phải thận trọng.
Thận trọng với nhân sâm: có người mắc bệnh, phải điều trị bằng thuốc mới khỏi. Thuốc có vị bình tính hòa rất nhiều, hoàn toàn có thể dùng trị bệnh được. Hay gặp trường hợp, bác sĩ chẩn đoán khí huyết hư, rồi cho uống nhân sâm. Nhân sâm chỉ là một trong nhiều vị thuốc, không phải cứ dùng nhân sâm là khỏi bệnh. Huống gì, nhân sâm đối với cơ thể không phải toàn bổ mà không hại chút nào. Cho nên, không hợp thời thì nhất thiết không dùng. Trong trường hợp chẩn đoán thật chính xác, không có nhân sâm không được, thì cũng phải hết sức cẩn thận mới có hiệu quả.
2. KHÔNG DẬP KHUÔN THEO SÁCH THUỐC
Sách thuốc nhiều như sao trời, mỗi cuốn đều là ý kiến cá nhân của tác giả, ai cũng nhận mình đúng nhất. Qua khảo sát, sách thuốc cổ nhất như Hoàng đế nội kinh, thì các phương thức ghi trong đó không nhiều, như thang bán hạ, truật mễ? trị mất ngủ, rượu kê thỉ? trị bệnh cổ chướng, khi áp dụng vào cơ thể con người không thấy công hiệu. Nói chung, cùng 1 loại thuốc nhưng đất trồng khác nhau thì công hiệu khác nhau; cùng một bệnh nhưng thể chất khác nhau thì biểu hiện khác nhau; có khi cùng một bài thuốc cho cùng 1 người, cùng một bệnh, thời gian trị bệnh khác nhau thì hiệu quả cũng khác nhau. Huống gì chẩn đoán mơ hồ, dập khuôn theo sách mà đòi trị dứt bệnh thì chẳng dễ chút nào. Đó là nguyên nhân không nên dập khuôn theo sách thuốc.
Dùng thuốc khi chưa phát hiện bệnh, chẳng bằng giữ gìn ăn uống hành động khi chưa có bệnh: bài thuốc trong sách y có rất nhiều, phần nhiều đều bảo là có tác dụng kéo dài tuổi thọ, uống vào sẽ sống mãi không già. Thực ra là khoa trương tác dụng của thuốc mà thôi. Dù thuốc có công hiệu củng cố nguyên khí, kéo dài tuổi thọ thật, nhưng nếu không điều tiết ăn uống, hành động theo nếp thường, đạm bạc lắng trong, thanh thản thân mình, chăm chỉ tập luyện, thì làm sao sống lâu được?
Vì thế, hàng ngày tu dưỡng rèn luyện, không mắc bệnh hoặc ít mắc bệnh, đó là phương pháp duy nhất để sống lâu. Còn nhờ vào thuốc để trường sinh thì khó lắm. Thuốc chỉ là một cách để trừ bệnh, bổ thân mà thôi.
Kết hợp phòng bệnh và chữa bệnh. Chọn phương pháp thích hợp
Bác sĩ giỏi coi trọng phòng bệnh để đạt mục đích chữa bệnh; bác sĩ bậc trung coi trọng chữa trị khi mầm bệnh vừa nhuốm; bác sĩ kém coi trọng chữa chạy khi bệnh đã phát ra. Vì thế người bệnh được bác sĩ giỏi điều trị thì thường khỏi bệnh; được bác sĩ bậc trung chữa trị thì một phần thuyên giảm; vào tay bác sĩ kém chạy chữa thì chẳng thấy đỡ chút nào. Cho nên, coi trọng cả phòng và chữa thì hiệu quả điều trị mới cao.
Phép trị bệnh là: mùa xuân nguyên khí dâng trào, thích hợp dùng phép? Mùa hạ thời tiết nóng bức, người ta ưa lạnh mát, có bệnh nên tìm cách ra mồ hôi giải độc. Nên căn cứ theo mùa khác nhau mà dùng cách chữa khác nhau.
Khi trị bệnh, nếu trống rỗng thì bổ sung vào, nếu đầy ứ thì giải bớt đi. Tà khí đầy tràn thì chướng, chính khí hao hụt thì rỗng. Phép tả (cho thoát bớt đi) là để tấn công tà khí. Tấn công có 5 cách là: đổ mồ hôi, nhổ ra, giảm đi, châm và cứu. Ví dụ, ngoại cảm phong hàn, không mau chóng cho ra mồ hôi thì giải cảm sao được? Nội thương vì ăn uống, không kịp thời nôn ra thì giải chướng sao được? Chỉ có bệnh về lo hãi, quý nhất là phải bổ sung, không thể tấn công được. Công tà khí khiến tà khí lui, chính khí không suy, vậy là trong công có bổ. Bổ hình khí để chính khí khôi phục, tà khí không phạm vào, vậy là trong bổ có công.